11 lỗi thường thấy mà các chị em hay mắc phải khi giặt giũ

19:41 - 17/11/2024

Máy giặt đã trở thành vật dụng quen thuộc trong mỗi gia đình Việt, hỗ trợ rất tốt cho con người trong công việc giặt giũ hàng ngày. Tuy nhiên, những thói quen sử dụng máy giặt dưới đây sẽ mang đến những sự cố ngoài ý muốn, dẫn đến hiệu quả sử dụng thấp, giảm độ bền thậm chí hư hỏng máy giặt.

Khi chị em giặt giũ thường hay mắc phải 11 lỗi này

 

1. Để quên đồ dùng trong quần áo khi giặt

Khi mang quần áo đi giặt, chúng ta thường hay bỏ quên những vật dụng nhỏ trong túi quần, túi áo như chìa khóa, bật lửa, điện thoại di động,... Các vật dụng nhỏ này có thể bị rơi ra, mắc kẹt hoặc va đập vào trong lồng giặt và mâm giặt, gây hư hại cho máy giặt.

Khi máy giặt đang quay với tốc độ cao, các vật dụng này có thể gây kẹt khiến máy giặt dừng đột ngột, thậm chí gây chập, cháy vô cùng nguy hiểm, gây thiệt hại nặng nề. Vì vậy, cần kiểm tra thật kỹ túi quần, áo trước khi cho vào máy giặt để đảm bảo cho máy giặt hoạt động an toàn và ổn định.

Để quên đồ dùng trong quần áo khi giặt

 

2. Giặt quá nhiều hoặc quá ít quần áo

Mỗi máy giặt đều có khối lượng giặt cố định phù hợp với công suất và kích thước của thiết bị. Giặt quá nhiều hoặc quá ít quần áo so với khối lượng giặt cho phép sẽ gây ra tình trạng quá tải hoặc thiếu tải cho máy giặt.

Nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên, lồng giặt sẽ bị lệch tâm hoặc hỏng trục, khiến máy giặt rung lắc mạnh, không còn thực hiện được chức năng giặt giũ bình thường.

giặt quá tải hoặc thiếu tải

 

3. Giặt sai quy trình và dùng bột giặt tay cho máy giặt

Sử dụng bột giặt không phù hợp với máy giặt có thể khiến cho việc hòa tan khó khăn và mất nhiều thời gian, để lại cặn bẩn, hoặc dẫn đến tình trạng bọt quá nhiều tràn ra ngoài lồng giặt, ảnh hưởng đến độ bền của thiết bị.

Vì vậy nên lựa chọn bột giặt phù hợp với máy giặt, giúp máy giặt giặt sạch nhanh, hiệu quả và tránh gây ra những tình huống không hay.

Bên cạnh đó, việc sử dụng sai quy trình, chọn sai mực nước, thời gian giặt cũng làm ảnh hưởng đến quá trình vận hành của máy giặt, gây giảm độ bền, hư hỏng cho máy giặt.

Sử dụng sai loại bột giặt gây trào bọt

 

4. Mở nắp máy đột ngột khi máy giặt đang vận hành

Thói quen mở nắp máy giặt (cửa trên) khi đang vận hành vẫn thường thấy ở nhiều người trong chúng ta vì nghĩ rằng việc đó không làm ảnh hưởng đến máy giặt. Tuy nhiên, việc này có thể gây gián đoạn quá trình giặt, nếu bỏ thêm quần áo vào máy giặt khi máy đang vận hành có thể gây lệch và hư hỏng trục quay.

Quá trình này cũng gây nguy hiểm cho người dùng, đặc biệt là trẻ em. Vì vậy, hãy sử dụng nút Pause (tạm dừng) khi bạn muốn mở nắp máy khi máy giặt đang hoạt động.

mở nắp máy đột ngột khi máy giặt đang vận hành

 

5. Giặt liên tục trong một khoảng thời gian dài

Thói quen tích trữ quần áo và giặt vào một thời điểm của một số gia đình khiến máy giặt phải giặt tới 2 - 3 lần liên tục, gây ra tình trạng quá tải cho toàn bộ hệ thống trục quay, mâm giặt và động cơ.

Việc hoạt động quá tải khiến chúng không có thời gian được làm nguội, làm giảm độ bền của thiết bị, trong tình huống xấu có thể dẫn đến tình trạng gãy trục, hư hỏng nặng bên trong máy giặt, gây thiệt hại nặng nề.

Không nên giặt quá nhiều và liên tục

 

6. Để máy giặt ở nơi ẩm ướt hoặc nắng trực tiếp

Nhiều gia đình vẫn thường có thói quen để máy giặt ở buồng tắm, ngoài sân hoặc ban công, nhằm tiết kiệm diện tích, giảm tiếng ồn khi máy giặt vận hành. Nhưng những khu vực này lại quá ẩm ướt hoặc bị nước mưa, ánh nắng chiếu trực tiếp, lâu ngày dẫn đến giảm độ bền, chập cháy bảng mạch và linh kiện điện tử, dẫn đến hư hỏng thiết bị.

Chúng ta nên đặt máy giặt trong khu vực bóng râm, có mái che và cao ráo để đảm bảo độ bền cho thiết bị.

Đặt máy nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp

 

7. Càng sử dụng nhiều nước giặt, quần áo càng sạch hơn

Sử dụng quá nhiều nước giặt không làm quần áo sạch hơn mà còn tạo ra nhiều bọt thừa. Như vậy nếu giặt máy bọt thừa này có thể không được xả sạch do lượng nước cố định, còn giặt tay bạn phải xả lâu hơn và cần nhiều nước hơn gây lãng phí.

Trên bao bì nước giặt luôn có hướng dẫn, bạn nên lưu ý để sử dụng đúng.

sử dụng vừa đủ nước giặt

 

8. Máy giặt không cần phải vệ sinh thường xuyên

Sau một thời gian sử dụng, máy giặt sẽ bị đọng cặn bẩn là nguyên nhân gây ra mùi hôi, nấm mốc, vi khuẩn phát triển,... vì vậy bạn cần vệ sinh máy định kỳ bằng cách cho máy giặt chạy ở mức nước cao nhất mà không có quần áo hoặc sử dụng các chương trình vệ sinh máy giặt được cài đặt sẵn.

Tốt nhất bạn nên ngâm máy với các chất tẩy rửa chuyên dụng qua 1 đêm, sau đó cho máy hoạt động để máy được làm sạch hiệu quả nhất.

thường xuyên vệ sinh lồng giặt

 

9. Nhiệt độ sấy cao là lý do quần áo co lại

Một số loại vải dễ bị co do nhiều nguyên nhân khác nhau và không phải loại vải nào cũng có thể sử dụng máy sấy quần áo để làm khô. Bạn nên lưu ý trên nhãn mác quần áo và sử dụng đúng chương trình sấy vì mỗi loại vải có ngưỡng nhiệt khác nhau.

Lưu ý khi sấy quần áo

 

10. Giặt nước lạnh sẽ tốt cho môi trường hơn

Đa số các loại máy giặt hiện nay sử dụng công nghệ hiện đại, tiên tiến để tiết kiệm điện hiệu quả như Inverter, công nghệ giặt bong bóng Eco Bubble,... nên dù bạn giặt nước lạnh hay nước nóng quần áo đều sạch hoàn hảo mà không tốn quá nhiều điện năng. 

Tuy nhiên, giặt quần áo bằng nước lạnh không diệt sạch được vi khuẩn, nấm mốc,... trong trường hợp xấu có thể gây ra các bệnh về hô hấp, dị ứng. 

giặt nước nóng diệt khuẩn

 

11. Vải len và lụa không thể giặt bằng máy giặt

Vải len và lụa là hai loại vải đặc biệt dễ bị biến dạng hư hỏng nếu giặt không cẩn thận. Thông thường bạn sẽ phải giặt tay riêng các loại vải này, tuy nhiên trên máy giặt cũng có các chương trình dành riêng để giặt vải len và lụa, vừa giặt sạch vừa bảo vệ được sợi vải.

Để an toàn hơn bạn nên cho quần áo vải len, lụa, đồ dễ rách,... vào túi giặt và không giặt chung với các loại quần áo khác.

Vải lụa vẫn có thể giặt máy